Ai nên đầu tư điện Năng lượng mặt trời trên mái nhà ?

quantriweb 13/10/2021

Hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà

Những năm gần đây việc đầu hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà bắt đầu được người dân và doanh nghiệp Việt Nam chú ý đến ngày càng nhiều do giá thiết bị ngày càng rẽ bắt gặp được khả năng đầu tư của người Việt trong khi giá mua điện không ngừng tăng, bên cạnh các chính sách về khuyến khích đầu tư phát triển năng lượng mặt trời của chính phủ có hiệu lực và đi vào thực tiễn như Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ và thông tư TT 16/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương.

Vậy, ai nên đầu tư điện Năng lượng mặt trời trên mái nhà? Hiệu quả của việc đầu tư năng lượng mặt trời như thế nào? Những khó khăn, trở ngại, rũi ro gì khi đầu tư năng lượng mặt trời? Để trả lời những câu hỏi này cần được các chuyên gia, các nhà tư vấn, cung cấp và lắp đặt phân tích từng phụ tải và đưa ra câu trả lời chính xác. Tuy nhiên, có thể phân tích sơ bộ như sau cho từng nhóm phụ tải theo biểu giá bán điện hiện hành của EVN như sau:

  • Nhóm phụ tải kinh doanh:

    Nhóm này bao gồm các phụ tải như Văn Phòng, Trung tâm thương mại, Tòa nhà văn phòng cho thuê, Nhà hàng, Khách sạn, Resort ..vv. Giá mua điện trung bình vào khoản 2700/kWh đồng đến 3000 đồng/1kWh thậm chí có nhiều phụ tải có giá mua điện cao hơn tùy vào cấp điện áp đấu nối và đặt tuyến sử dụng tải. Đây là nhóm phụ tải mua điện với giá cao nhất và đặc điểm sử dụng điện cũng rất phù hợp với điện năng lượng mặt trời vì vậy nếu xét theo giá mua điện và đặt điểm sử dụng điện thì đây là nhóm được lợi nhiều nhất nếu đầu tư Năng lượng mặt trời, thời gian hoàn vốn từ 4 đến 6 năm. Trở ngại lớn nhất của nhóm này là đa phần là nhà cao tầng, diện tích mái nhà thường nhỏ hơn nhiều so với diện tích sử dụng nên nếu đầu tư năng lượng mặt trời chỉ giảm được phần ít so với nhu cầu sử dụng điện.

  • Nhóm phụ tải sản xuất:

    Nhóm này bao gồm các phụ tải là Nhà máy, Xí nghiệp, Công ty sản xuất. Giá mua điện trung bình từ 1,500 đồng /Kwh đến 2,000 Đồng/KWh, mặc dù là nhóm mua điện với giá rẽ nhưng nhu cầu sử dụng điện lớn, mái nhà rộng, việc thi công dễ dàng và đầu tư hệ thống năng lượng mặt trời công suất lớn nên suất đầu tư thấp, vì vậy thời gian hoàn vốn của nhóm phụ tải này vào khoản 7 đến 9 năm tùy theo dự án. Mặc khác với một số ngành sản xuất chi phí tiền điện chiếm tỉ trọng lớn trong chi phí sản xuất, nếu đầu tư năng lượng mặt trời chủ đầu tư sẽ tiết kiệm được chi phí và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiêp trên thương trường.

  • Nhóm phụ tải sinh hoạt:

    Nhóm phụ tải này mua điện theo giá điện bậc thang, càng dùng nhiều thì giá chi phí bình quân mua điện càng cao, trung bình với các hộ gia đình tại TP Hồ Chí Minh vào khoản 2000 Đồng/Kwh đến 2,500 Đồng/Kwh hoặc đơn giá cố định với chi phí 2,271VND/ kWh. Như vậy với nhóm phụ tải này việc lắp đặt năng lượng mặt trời cũng có hiệu quả đáng kể, thời gian thu hồi vốn vào khoản 5 đến 7 năm, tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều trở ngại cho nhóm phụ tải này khi đầu tư điện năng lượng mặt trời như : (1) Đặc điểm sử dung điện của nhóm phụ tải này thường tập trung vào ban đêm và ít dùng ban ngày trong khi cơ chế bù trừ giá điện hiện này chưa thực sự áp dụng; (2) Nhóm phụ tải này phần lớn thường sử dụng điện 1 pha và theo quy định chỉ thi lắp được tối đa 3KWp Năng lượng mặt trời nên chỉ đáp ứng được 1 phần nhu cầu; (3) Mái nhà khá phức tạp dẫn đến chi phí đầu tư cao và nhiều mái nhà bị che khuất bởi các nhà liền kề..vv.

Các giá trị gia tăng khác khi đầu tư năng lượng mặt trời.

Ngoài việc đánh giá hiệu quả đầu tư ở mặt tài chính, thời gian thu hồi vốn. Nhà đầu tư còn được thêm các giá trị nhờ việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời như sử dụng năng lượng sạch, thể hiện sự đóng góp của mình vào việc tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp với bạn bè, đối tác và khách hàng.

Bên cạnh đó Việc đầu tư và sử dụng năng lượng sạch cũng được đánh giá cao trong việc doanh nghiệp muốn đạt chứng nhận thiết kế tiết kiệm năng lượng và thân thiện môi trường như LEED hay Lotus cho Tòa nhà, Nhà máy của mình. Chứng nhận LEED hay Lotus đang là một trong những mục tiêu đầu tư của nhiều Doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu đến các thị trường như Mỹ, Nhật và các nước Châu Âu.

 

Nhóm chuyên gia Trần Lê